NEW ZEALAND – Vươn tới thành công
1
Bạn cần hỗ trợ?

Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng du học New Zealand

Hy vọng với những trải nghiệm “xương máu” đã trải qua, bạn ấy có thể đưa ra các hướng dẫn thực tế và hữu ích đến các bạn. Và bạn, hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng để biến cuộc phỏng vấn thành cơ hội thực hiện hóa ước mơ du học cua mình nhé!

1. BGK gồm những ai? (Tạm gọi các anh chị phỏng vấn các bạn là BGK nhé)

Năm ngoái thì có 3 anh chị phỏng vấn mình:

  • 1 chị điều phối chương trình học bổng
  • 1 anh bên Bộ giáo dục
  • 1 chị là Thư kí thứ 1 của Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam (First secretary)

2. Thời gian và ngôn ngữ phỏng vấn:

Tầm khoảng 30p – 45, có bạn lâu hơn có bạn nhanh hơn; tùy theo giám khảo.

Và lưu ý là phỏng vấn bằng tiếng Anh nhé

3. Nội dung phỏng vấn:

Cái này rất đa dạng, và tùy thuộc mỗi người. Ở dưới đây mình sẽ chia sẻ về trường hợp của mình.

Nội dung xoay quanh:

  • Đề tài nghiên cứu của bạn (yêu cầu trình bày nội dung đề tài nghiên cứu)
  • Tại sao bạn lại chọn New Zealand là nơi du học và bạn mong muốn học được gì ở đây?
  • Về nước thì bạn định làm gì?
  • Có hỏi lại gì giám khảo không?
  • Nói chung là câu hỏi thì vô vàn, không thể nào ôn tập trước.

Nên đối với vòng phỏng vấn, các bạn nên nắm 3 nguyên tắc sau:

  • Dự đoán các câu hỏi có thể được đặt ra (điều này rất quan trọng!).
  • Đặt mình vào vị trí người tuyển, các bạn muốn biết gì về ứng viên của mình
  • Và “dĩ bất biến ứng vạn biến”

Cái gọi là “dĩ bất biến ứng vạn biến” mà mình đề cập ở đây bao gồm các vấn đề sau:

  • You’re who you are

Các bạn thể hiện đc chính con người các bạn, không cần phô trương, giả vờ biến mình thành 1 người khác không phải là mình. Nói những suy nghĩ, đúng bản chất của mình. Nên nhớ, quan trọng không hẳn là việc bạn nói cái gì (có thể bạn nói điều gì đó đi ngược lại với 100 ý kiến bình thường khác), mà là cách bạn tiếp cận vấn đề, và việc bạn bảo vệ ý kiến của mình ra sao cho nó hợp ý, có lý. Từ đó, bạn thể hiện những giá trị mà bạn theo đuổi, đam mê và con đường bạn đang và sẽ đi.

Và cũng đừng mong “lừa” đc các anh chị đã thâm niên trong nghề phỏng vấn học bổng chọn lọc

  • You know what you want

Tự trả lời 3 câu sau đây ngắn gọn, đầy đủ nhất có thể

– Ngành học bạn chọn giải quyết nội dung gì? (Ví dụ: Như kinh tế học đưa ra những giải pháp trong việc giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn lực)

– Tổng quan trong vòng 1 – 2 câu, nêu lên tình hình chung của lĩnh vực bạn chọn (bao gồm ít nhất là về hiện trạng, vấn đề nổi cộm của lĩnh vực, ai là những người đi đầu trong lĩnh vực này)

– Thế định học cái gì và học về xong thì làm gì?

Phỏng vấn học bổng du học New Zealand

Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng du học New Zealand

  • You know what the scholarship wants:

Đọc lại tiêu chí chọn người đi học, và chắc chắn rằng bạn hiểu hét ý tứ trong đó.

Nếu ai đó yêu cầu bạn chỉ ra ít nhất 3 điều cho thấy sự phù hợp với tiêu chí của học bổng hoặc khác biệt ở bạn khiến người ta phải chọn bạn ngay thì bạn phải trả lời được rõ ràng rành mạch.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn nên tụng kinh các tiêu chí và biến mình thành người đó, vì như mình nói ở trên, các bạn không ‘lừa’ được đâu. Cho nên, nếu không thực sự/ hoàn toàn phù hợp với tiêu chí, thì hãy tìm ra sự khác biệt (positively) của bản thân, và giới thiệu nó, nói cho BGK biết nó sẽ bổ sung cho chương trình như thế nào, để dẫn đến mục đích cuối cùng của chương trình là phát triển Việt Nam.

Vì dù bạn khác biệt thế nào, nhưng nếu bạn và chương trình cùng nhìn về 1 hướng (1 mục đích chung), thì đó là điểm chung hết sức quan trọng.

  • Your manner tells who you are and how you feel:

– Đi thẳng vào vấn đề, không vòng vo: Cái này giúp cho người nghe nhận ra ngay ý tưởng của bạn là gì. Đừng để người nghe phải đi tìm kiếm những ý (lớn) của bạn giữa ty tỷ các thứ chi tiết k liên quan mấy.

– Nghĩ nhanh, nói chậm: Khi câu hỏi đưa ra, cần nghĩ rất nhanh các nội dung lớn, đi kèm ví dụ và/hoặc các kỹ lẽ tùy theo nội dung. Nhưng nói chậm, to, và rõ ràng. Nói nhanh sẽ dễ bị nói lắp hoặc người khác không nghe kịp (nên nhớ Tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ của chúng ta. Còn nếu bạn nào thấy Tiêng Anh của mình cực siêu phàm rồi thì mình nghĩ bạn cứ thẳng tiến nhé).

Bản thân mình cũng mắc bệnh nói nhanh, nên thực ra mình cũng đang phải rèn luyện việc nói chậm lại. Quan trọng là khi nhớ nguyên tắc này, thì các bạn sẽ điều chỉnh đc tốc độ nói.

– Thế nghĩ thế nào?: Với mình, sẽ rất hiệu quả với người nghe nếu chúng ta có thể tạo nên một dàn ý nội dung cần nói theo kiểu: “Tell them what you wanna tell” (như lý do, ví dụ, những thứ càng liên quan đến cá nhân bạn càng thú vị)

– Tương tác qua ánh mắt: Luôn duy trì eye contact với ít nhất 1 trong 3 người phỏng vấn học bổng bạn, đôi khi phải “rang lạc” lướt qua cả 3 người. Điều này rất quan trọng. Nó thể hiện sự tự tin, và biết cách giao tiếp với người nghe.

– Dũng cảm nói rằng tôi không biết: Nếu các bạn gặp phải 1 câu mà k biết trả lời như thế nào thì người nông dân phải làm sao???

Có ít nhất 2 cách như sau:

Be brave, và nói rằng: “This is an interesting point that I haven’t thought of before. I don’t have a thorough answer right now, but from my quick thinking I can say that …….” hoặc cái gì đó đại loại như thế.

Đánh lạc hướng: Đối với 1 số người thì việc liên kết 1 vấn đề sang 1 vấn đề khác nghe có vẻ rất hay ho nhưng chả liên quan đến câu hỏi thì hẳn là người rất siêu phàm. Nhưng quan điểm của cá nhân mình là nó rất vô duyên và mất thời gian của người nghe. Chưa kể nếu làm không khéo và kể chuyện không hay, bạn sẽ bị coi là đi lạc đề. Do đó mình không khuyến khich việc này. Nhưng sự lựa chọn là của các bạn.

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Ghi nhớ các nguyên tắc này sẽ giúp các bạn đỡ run phần nào, và có 1 cách tiếp cận và xử lý vấn đề nhanh, rõ ràng, cho dù câu hỏi phỏng vấn có xoay vòng đi đâu chăng nữa. Nhớ là, nắm ngay đại ý cuối cùng thì, cái BGK đang tìm kiếm là cái gì, nghĩ nhanh, và nói chậm rãi thôi.

Đọc thêm: Những câu hỏi “tủ” giúp bạn vượt qua kỳ phỏng vấn học bổng

Ngày đi phỏng vấn học bổng

  • Mặc quần áo thoải mái, không cần quá trịnh trọng đâu, nhìn gọn gàng xinh đẹp là được
  • Nên có mặt tại địa điểm phỏng van khoảng 20 phút để tạo cảm giác thoải mái với nơi phỏng vấn và ngồi thở lấy hơi.
  • Nên mang theo nước, vì khi lo lắng dễ khô miệng.
  • Vào phỏng vấn các anh chị cũng sẽ lấy cho 1 cốc nước, và cứ uống thoải mái nhé!

Tại sao bạn nên du học NEW ZEALAND

Từ lâu bạn đã ấp ủ giấc mơ du học, bạn và gia đình đã lên kế hoạch du học New Zealand, nhưng không có nhiều thời gian để tìm hiểu kĩ về quốc gia này hay vẫn còn đang băn khoăn vì chưa nắm được thông tin chính xác. Cùng Kênh Tuyển Sinh đi tìm câu trả lời nhé.

Có rất nhiều đất nước có nền giáo dục tiên tiến vậy tại sao bạn và gia đình lại quyết định chọn du học New Zealand làm nơi sinh sống và học tập trong những năm tháng du học xa nhà? Có điều đặc biệt gì ở Đất nước Kiwis này thu hút các du học sinh quốc tế đến vậy? Cùng tìm hiểu lý do nào!

Quốc gia có môi trường sống tốt nhất thế giới

InterNations, mạng lưới lớn nhất thế giới dành cho người nước ngoài vừa công bố 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về môi trường sống, nơi con người đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, trong đó New Zealand đứng vị trí thứ 5.

Ngoài ra đất nước xinh đẹp này còn xếp thứ 2 thế giới về chỉ số yên bình toàn cầu (Global Peace Index), thứ 6 về chỉ số phát triển con người (HDI) và xếp thứ 4 về chỉ số tự do kinh tế và thứ 15 về chất lượng cuộc sống. Ngoài ra con người nơi đây rất cởi mở và thân thiện.

Chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới

New Zealand đứng thứ 6 về Chỉ số phát triển con người (HDI) theo số liệu năm 2013, đủ để thấy quốc gia này quan tâm đến con người như thế nào. Các trường đại học tại New Zealand luôn chú trọng phát huy tối đa năng lực sáng tạo, tư duy độc lập và trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết nhất.

Môi trường, chất lượng giáo dục phản ánh rất rõ sự quan tâm này khi New Zealand có một hệ thống giáo dục tiên tiến với nhiều cơ sở đào tạo khoa học, xã hội và nghệ thuật, và các cơ sở này đều có những trang thiết bị tiên tiến phục vụ cho giảng dạy và học tập.

Chi phí hợp lý, Sinh viên được làm việc 20h/tuần

New Zealand vẫn được biết tới là một trong những quốc gia có chi phí học tập và sinh hoạt rẻ hơn nhiều so với các nước Anh, Mỹ hay các nước châu Âu khác.

Khác với các quốc gia khác, sinh viên quốc tế có thể ở bất kỳ đâu, thay vì làm việc trong khuôn viên trường học như Mỹ và Úc. Khi du học New Zealand các bạn sinh viên sẽ được làm thêm 20h/ tuần trong học kỳ và toàn thời gian trong những ngày lễ, để giúp gia đình chi trả các khoản phí sinh hoạt và học tập tốt hơn.

Cơ hội làm việc và định cư lâu dài

Hiện nay chính sách định cư của New Zealand khá triển vọng cho phép bạn có thể định cư ở đất nước này nếu như có đủ kiều kiện. Sinh viên du học New Zealand được ở lại đất nước này từ 1-3 năm để tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp. Sau khi có việc làm full time, sinh viên có thể nộp hồ sơ xin định cư tại New Zealand và hưởng nhiều phúc lợi từ chính phủ.

Ngoài ra ở New Zealand bố, mẹ được đi theo giám hộ cho con trong quá trình du học hay có thể bảo lãnh cho gia đình sang New Zealand.

Một đất nước xinh đẹp với khí hậu ôn hòa, mát mẻ; một đất nước với chỉ số phát triển con người cao; một trong những nơi đáng sống nhất thế giới… Với tất cả các yếu tố ấy, đã đủ để du học New Zealand là lựa chọn của bạn? Nếu bạn đang quan tâm hãy liên hệ với Kênh Tuyển Sinh để được tư vấn và hỗ trợ.

Chi phí du học New Zealand

HỌC PHÍ$17,005/năm

SINH HOẠT$17,763/nămXem thêm học phí tất cả các trường tại New Zealand

ĐIỀU KIỆN KHI DU HỌC NEW ZEALAND

Có hai điều kiện để xin du học New Zealand, đó là trình độ học vấn và khả năng tài chính. Tiếng Anh chỉ là điều kiện thuận lợi chứ không bắt buộc phải có mới xin được visa. Học sinh hoàn toàn có thể sang New Zealand học tiếng Anh trước khi vào học chương trình chính khóa. Nếu bạn đã có chứng chỉ tiếng Anh thì bằng TOEFL và IELTS đều được công nhận.

Điều kiện về trình độ học vấn du học New Zealand

Thông thường, để được xét vào bất kỳ chương trình nào tại New Zealand, sinh viên quốc tế phải đáp ứng đủ điều kiện đầu vào. Bao gồm 2 yếu tố cơ bản là trình độ học vấn và năng lực tiếng Anh. Yêu cầu cụ thể cho từng bậc học như sau:

Chương trìnhĐiều kiện chung
Trung học phổ thôngDành cho các bạn từ 13- 19 tuổiGPA từ 7.0 trở lên
Dự bị đại học→ Hoàn tất chương trình HS sẽ chuyển tiếp vào năm 1 chương trình Cử nhânHoàn tất lớp 11, IELTS 5.0 – 5.5
Cao đẳng→ Hoàn tất chương trình HS sẽ chuyển tiếp vào năm 2 chương trình Cử nhânHoàn tất lớp 12, IELTS 5.5 – 6.0
Cử nhânTốt nghiệp THPT, IELTS 6.0
Sau đại họcTốt nghiệp ĐH, IELTS 6.0 – 6.5

Điều kiện về tài chính du học New Zealand

Chứng minh tài chính đi du học New Zealand là thủ tục cần thiết và không thể thiếu khi bạn nộp hồ sơ xin thị thực sinh viên. Đây là công đoạn quan trọng nhằm xác nhận tiềm lực kinh tế, khả năng chi trả tài chính của bạn trong suốt thời gian học tập tại nơi đây.

Để hoàn thành thủ tục hồ sơ và đủ điều kiện xin visa du học New Zealand, sinh viên phải cung cấp các giấy tờ, bằng chứng cũng như bản kế hoạch thanh toán nhằm chứng minh bản thân hoặc gia đình có đủ tiềm lực kinh tế để chi trả các khoản chi phí cho toàn bộ thời gian học tập, lưu trú tại New Zealand. Cụ thể:

  • Chứng minh số tiền tương đương 1.250 NZD sinh hoạt phí/tháng nếu khóa học dưới 36 tuần.
  • Chứng minh số tiền tương đương 15.000 NZD sinh hoạt phí/năm nếu khóa học trên 36 tuần.

Bạn phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh tài chính, được dịch thuật và công chứng. Đây là một trong những giấy tờ quan trọng và không thể không có. Hồ sơ chứng minh tài chính bao gồm: giấy tờ thể hiện thu nhập  và xác nhận công việc của người bảo lãnh, chứng nhận sử dụng đất, sổ tiết kiệm.